Không điều gì đau xót hơn khi chứng kiến con trẻ gặp phải tình trạng kém phát triển, con không nói chuyện và giao tiếp cùng phụ huynh, hay trẻ không có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản.
Do đó làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ em chậm phát triển là câu hỏi của đa số bậc phụ huynh. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tất cả các thông tin về nguyên nhân, biểu hiện của trẻ nhỏ chậm phát triển và phương pháp điều trị can thiệp để khắc phục tình trạng này.
Trẻ nhỏ chậm phát triển là tình trạng không đạt được các mốc phát triển thông thường. Chậm phát triển ở trẻ em có thể biểu hiện qua các hình thức như trẻ nhỏ chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ nhỏ kém phát triển hành vi và trẻ chậm phát triển nhận thức.
Chậm nói là khả năng nói của trẻ nhỏ chậm hơn so với mốc phát triển bình thường. Mỗi trẻ là một là cá thể độc lập, do đó thời điểm bé học nói là khác nhau nhưng thường trẻ sẽ bắt đầu bi bô nói từ 18 tháng tuổi. Bé sau 2 tuổi chưa nói được từ nào được coi là trẻ chậm nói.
Trẻ tự kỷ không đáp ứng được các nhu cầu về giao tiếp trong cuộc sống thường ngày do bé kém phát triển ngôn ngữ. Trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ chỉ có thể lặp đi lặp lại một vài từ đơn giản hoặc lặp lại lời nói của người khác. Trẻ nhỏ tự kỷ thường gặp khó khăn với trò chơi giàu trí tưởng tượng và phát triển biểu tượng thành ngôn ngữ.
Trẻ tăng động giảm chú ý thường chạy nhảy vận động liên tục, không cảm thấy mệt mỏi. Trẻ hay leo trèo như: trèo cây, trèo lên lan can đánh đu, trượt trên tay vịn cầu thang và không màng tất cả các nguy hiểm nhiều khi gây ra tình trạng bầm tím, gãy chân, gãy tay do ngã, do va đập. Trẻ hay cáu gắt, hay để quên đồ hoặc mất đồ…
Trẻ tự kỷ thường có những hành vi bất thường như chống lại việc học và thực hành hoạt động mới hoặc trẻ có các hành vi có tính rập khuôn, lặp đi lặp lại ( VD: vung vẩy hai cánh tay, hoặc đưa bàn tay lên gần mặt rồi xoắn vặn hoặc bật bật các ngón tay…), trẻ thường sắp xếp đồ chơi, đồ vật thành hàng dài và rất bực tức nếu như trật tự này bị thay đổi…
Trẻ chậm phát triển nhận thức là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não. Bé có chỉ số IQ thấp, khả năng tư duy kém và hạn chế về các kỹ năng thích nghi với xã hội. các khuyết tật này thường xuất hiện trước năm 18 tuổi.
Có rất nhiều yếu tố bệnh lý là nguyên nhân con trẻ chậm phát triển gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ như:
+ Bệnh viêm màng não (Meningitis): Là bệnh do nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm màng bao phủ não bộ hoặc tủy sống.
+ Bệnh viêm não (Encephalitis): Là tình trạng viêm tại mô não, nguyên nhân là do nhiễm trùng gây lên.
+ Áp xe não: Một tình trạng nhiễm trùng có bọc mủ ở bên trong hộp sọ ở vị trí ngoài màng cứng, dưới màng cứng và trong não thường do vi khuẩn gây ra.
+ Chấn thương sọ não: là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu gây tổn thương hộp sọ và những cấu tạo khác bên trong hộp sọ.
+ U não.
+ Não úng thủy: là một bệnh lý riêng biệt mà đúng hơn đó là hậu quả của một nhóm các bệnh lý khác nhau nhưng cùng có chung một đặc tính là suy giảm lưu thông và/hoặc hấp thu dịch não tủy.
+ Động kinh: là một chứng bệnh hệ thần kinh nguyên nhân do xáo trộn lặp đi lặp lại của một vài nơron trong vỏ não[1][2] gây nên không ít triệu chứng rối loạn hệ thần kinh (các cơn động kinh) như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, tiểu tiện mất kiểm soát, hoặc gây cảm giác lạ.
Những yếu tố di truyền là nền tảng đối với sự hình thành và tăng trưởng của trẻ. Những yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu trúc của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan… Các yếu tố này do bố mẹ truyền lại hoặc tự hình thành do biến dị.
Dựa vào nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Nhi Los Angeles (Hoa Kỳ) cho thấy trong khi có thai người phụ nữ mắc phải tình trạng như nhiễm trùng, lo âu, ốm đau hay mắc bệnh dị ứng, nhiễm virus, bệnh béo phì,…đều gây nên ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển não bộ của trẻ nhỏ
Nếu trong khoảng thời gian mang thai, người mẹ mắc một bệnh truyền nhiễm như viêm màng não hoặc bệnh sởi, những bệnh truyền nhiễm trên có thể gây ra tình trạng tràn dịch màng não và gián tiếp dẫn đến trẻ nhỏ kém phát triển.
Khi mang bầu, mẹ gặp phải tình trạng co giật sẽ gây hại đến cả mẹ bầu và trẻ nhỏ, điều này làm suy giảm sự dẫn máu đến bào thai khiến em bé sinh ra tăng trưởng kém hơn bình thường.
Môi trường sống ảnh hưởng không nhỏ lên sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu môi trường sống sạch sẽ, không khí thoáng đãng, đủ ánh sáng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho con phát triển, ngược lại nếu môi trường sống không thuận lợi không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé mà còn có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh như trẻ chậm phát triển.
Dấu hiệu trẻ chậm phát triển dễ nhận biết đó là khả năng nhận thức của bé kém hơn bình thường, trẻ luôn ở trạng thái thụ động, không muốn nhận biết thế giới xung quanh, luôn tỏ ra thờ ơ, phản xạ chậm và đáp ứng chậm. Đối với những trẻ ở độ tuổi đi học, bé gặp khó khăn trong việc đếm số và ghi nhớ mặt chữ, bé không nhận biết được màu sắc.
Trong khoảng thời gian ghi nhớ sự việc của trẻ hay dễ bị phân tán, nhớ cái mới là quên cái cũ, nói trước quên sau, có đôi lúc không nhớ được các sự kiện đơn giản mới diễn ra vài phút trước.
Bé chậm phát triển hơn so với mốc phát triển bình thường, trẻ nhỏ không có khả năng cầm nắm đồ vật và gặp khó khăn trong việc lăn, bò ngồi sau 12 tháng. Một vài trẻ có sự kết hợp vận động giữa tay – chân – miệng kém.
Trẻ chậm nói so với mốc phát triển thông thường. Trẻ nhỏ thường khó khăn trong việc liên kết các từ lại với nhau để nói thành một câu hoàn chỉnh. Trẻ nhỏ không thể nói hoặc truyền đạt bằng cử chỉ khi muốn một thứ gì đó. Khi gọi tên bé hoặc đặt câu hỏi trẻ không đáp ứng lại. Trẻ thường có xu hướng chơi một mình, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Xem thêm: https://www.pearltrees.com/reviewsua
Theo nghiên cứu năm 2010 của “ The Journal of Nutrition” cho biết trẻ 2 tuổi bị suy dinh dưỡng có khoảng 16% trẻ phát triển chậm hơn so với mốc tuổi. Ủy ban Thường vụ Liên hiệp quốc về dinh dưỡng cho rằng, <a href=“https://beacon.by/suanaotot/stress-trong-thai-ky-nhung-anh-huong-voi-me-va-thai-nhi”>suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng lên kết quả học tập và giảm khả năng phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Do đó, chế độ dinh dưỡng thích hợp vào những năm đầu của trẻ là điều rất cần thiết.
Chế độ nuôi dạy – chăm sóc ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Việc trẻ nhỏ không nhận được sự quan tâm và chăm sóc đầy đủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nói, phát triển ngôn ngữ, nhận thức cũng như hành vi của con trẻ. Trong quá trình phát triển của trẻ rất cần sự quan tâm và chăm sóc của các bậc phụ huynh.
Môi trường sống là điều kiện thiết yêu cho quá trình hình thành và phát triển ở trẻ em. Môi trường chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ nhỏ phát triển về ngôn ngữ, não bộ, tư duy và hành vi. Trong quá trình phát triển môi trường xung quanh giúp trẻ nhỏ xây dựng được các mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô,… điều này giúp trẻ nhỏ vui vẻ hơn, học tập hiệu quả hơn là cách phòng tránh trẻ chậm phát triển.
Chất béo Omega 3 là chất cần thiết trong quá trình tăng trưởng và chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ kém phát triển. Cung cấp đầy đủ Omega 3 trong quá trình phát triển giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp não bộ phát triển tốt và cải thiện thị lực cho trẻ nhỏ. Hơn nữa, nó còn có công dụng hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm, giúp hạn chế các triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ, đồng thời cải thiện các khả năng suy nghĩ, ghi nhớ, tiếp thu,…
Vitamin và khoáng chất chiếm tỉ lệ rất thấp trong cơ thể nhưng nó lại là yếu tố thiết yêu cho quá trình phát triển của não bộ và thể chất của trẻ.
Điển hình như thiếu vitamin A làm khô mắt, có thể gây mù, trẻ chậm lớn, hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến trẻ dễ dàng bị nhiễm trùng. Để trẻ con có thể phát triển tốt và có đôi mắt sáng mẹ nên cung cấp các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, cà chua, bí đỏ, sữa, kem, bơ, trứng,…
Vitamin E có thể làm giảm sản xuất các nhân tố có hại cho tế bào, nó có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, quá trình sửa chữa ADN và quá trình trao đổi chất.
Để trẻ có thể phát triển toàn diện, mẹ cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho trẻ vào chế độ ăn.
Một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên tạp chí trực tuyến Plos One cho thấy caffeine trong đồ uống có gas có thể làm chậm quá trình phát triển của não bộ và giảm chất lượng giấc ngủ khi dùng quá nhiều.
Nghiên cứu của đại học bang Ohio cho rằng trẻ nhỏ tiêu thụ đồ ăn nhanh thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ.
Khám phá ngay: https://www.mobypicture.com/user/reviewsua
– Liệu pháp vận động: Dùng các bài tập vận động giúp trẻ giảm các biểu hiện vận động bất thường, tăng khả năng vận động bình thường.
– Liệu pháp hoạt động: Dùng các bài tập hoạt động trị liệu, các trò chơi giúp trẻ có thể thực hiện được những hoạt động theo sự phát triển của lứa tuổi.
– Liệu pháp ngôn ngữ: Hỗ trợ trẻ kiểm soát hoạt động của lưỡi, miệng và tập phát âm . Ngôn ngữ trị liệu cần được thực hiện trước tuổi trẻ đến trường và kéo dài trong suốt thời gian đi học.
Việc chăm sóc cho trẻ nhỏ chậm phát triển là một quá trình lâu dài, cần phải có một kế hoạch giáo dục cụ thể. Các ông bố bà mẹ, gia đình cũng nên dành thời gian quan tâm tới trẻ nhỏ. Khi con có những triệu chứng bất thường các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa nhi đề kiểm tra chính xác và có cách điều trị bé chậm phát triển kịp thời.
Tùy theo tình trạng của trẻ nhỏ, sẽ có kế hoạch giáo dục thích hợp với khả năng nhận thức và hành vi của trẻ. Thông qua giáo dục sẽ giúp trẻ tăng năng lực giao tiếp,tăng khả năng hòa nhập vào cộng đồng, tăng cơ hội được đi học như các trẻ bình thường khác.
Các bé chậm phát triển thường có trạng thái tâm lý chán nản, có cảm giác lo lắng và sợ hãi mà không có lý do. Các bậc cha mẹ nên phân biệt được đâu là những biểu hiện bình thường đâu là dấu hiệu của bệnh tâm lý. Tình trạng trên xảy ra thường xuyên và kéo dài thì cha mẹ cần đưa trẻ tới các chuyên gia tư vấn tâm lý để xác định về tình trạng bệnh của con em mình.
Khi kiểm tra tình trạng bệnh của con các chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ viết ra kế hoạch điều trị can thiệp cho bé. Trong kế hoạch sẽ có một hệ thống liên kết giữa giáo viên – nhân viên xã hội và bố mẹ để quản giáo hành vi của con.
Nuôi dạy con cái là cả một hành trình đầy khó khăn, vất vả đặc biệt là các gia đình có con em kém phát triển. Không phải ai cũng có đủ sự kiên trì và nỗ lực trong quãng thời gian dài để cải thiện tình trạng của con. Khi ba mẹ nản lòng hãy nhớ rằng: “con cái là niềm hạnh phúc của cha mẹ, sinh con vất vả một, nuôi con vất vả mười”. Phát hiện sớm tình trạng của con trẻ, can thiệp đúng thời gian “Vàng” là một trong những yếu tố quyết định thành công trong quá trình điều trị.
Nguồn tham khảo: https://suanaotot.com/nhung-kien-thuc-can-biet-ve-tre-cham-phat-trien.html