Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng là vấn đề lo ngại của rất nhiều cha mẹ hiện nay. Bởi tình trạng này gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của bé yêu. Mặc dù bệnh sẽ khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời, song các phụ huynh không nên chủ quan mà cần đề phòng những biến chứng có thể xảy ra đối với bé.
Có rất nhiều căn nguyên khác nhau dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
●Sức đề kháng kém: Sức đề kháng ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện như người lớn. Khi hệ miễn dịch suy giảm, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… gây ra nhiều bệnh lý, trong đó có rối loạn tiêu hóa.
●Sử dụng thuốc kháng sinh: Kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà còn loại bỏ luôn cả vi khuẩn có lợi, làm mất ổn định hệ sinh thái đường ruột, gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
●Do nhiễm khuẩn từ thức ăn, tay, đồ chơi: Môi trường vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm, thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồ chơi của bé bị nhiễm bẩn,… cũng là nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
●Trẻ bị khuyết tật bẩm sinh ở hệ tiêu hóa: Trong trường hợp bố mẹ dù đã hết sức quan tâm về chế độ ăn uống và thử nhiều hình thức cải thiện song tình trạng rối loạn tiêu hóa vẫn không thuyên giảm thì nhiều khả năng trẻ mắc phải một số khuyết tật bẩm sinh ở đường ruột, khiến việc tiêu hóa và bài tiết thức ăn trở nên khó khăn.
●Do ức chế tâm lý: Tất cả các cơ quan trong cơ thể bé còn non nớt, bao gồm cả hệ thần kinh trung ương. Chính vì điều này khiếntrẻ rất dễ bị ức chế và lo sợ. Khi các cơ quan trong hệ thần kinh bị ức chế sẽ gây rối loạn cơ chế sản sinh ra enzim, khiến quá trình tiêu hóa không ổn định. Thế nên, bạn tốt nhất không nên quát nạt, mắng mỏ trẻ trong khi đang ăn.
Khi bé mắc rối loạn tiêu hóa nhưng lại điều trị chưa đúng cách. Kết quả là chưa giải quyết tận gốc tình trạng bệnh nên trẻ vừa mới hết đã bị tái diễn trở lại, khiến tình trạng bệnh trở nên kéo dài dai dẳng.
Nôn trớ
Đây là biểu hiện phổ biến đối với trẻ nhỏ khi đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Thế nhưng, hiện tượng này sẽ hết khi cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện.
Táo bón
Táo bón rất hay gặp ở trẻ nhỏ vì hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, đặc biệt khi trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu hoá: Thức ăn cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ, hay các loại đạm nóng khó tiêu,...Đặc điểm dễ nhận biết là khi trẻ bị táo bón, trẻ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn khiến cơ thể không dung nạp các dưỡng chất, khoáng chất cần thiết, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển.
>> Tìm hiểu thêm: Sữa dành cho bé bị táo bón mà mẹ nên biết
Đi ngoài phân sống
Sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột là tác nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài phân sống. Thông thường, hệ tiêu hóa của người bình thường có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn, nó thúc đẩy quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ dưỡng chất và đào thải độc tố diễn ra bình thường.
Trái lại, một khi tỷ lệ trên biến đổi, đồng nghĩa với việc các kháng thể giảm xuống, các vi khuẩn có hại gia tăng, gây nên hiện tượng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng phổ biến, như: Đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy, có thể kèm theo đầy bụng.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy nhiều và kéo dài, trẻ rất dễ bị mất nước, thất thoát chất điện giải, nguy hiểm hơn là trẻ có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Đưa trẻ đến khám bác sĩ: Điều bậc phụ huynh cần làm khi bé bị rối loạn tiêu hóa là cần đưa bé tới bệnh viện để tiến hành thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả. Thông thường, trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ được điều trị bằng men tiêu hóa và một số loại thuốc phụ trợ khác.
Không nên tự ý điều trị: Vì khi bé bị rối loạn tiêu hóa có nhiều biểu hiện tương tự như hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng nên nhiều bậc cha mẹ có thể bị nhầm lẫn, tự ý điều trị cho trẻ sai cách khiến bệnh kéo dài mãi không hết, tái phát nhiều lần.
Giảm thiểu những đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ: Bố mẹ nên nấu ăn ở nhà để đảm bảo thực phẩm sạch, đủ dưỡng chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Những thực phẩm có lợi mà phụ huynh nên lựa chọn cho trẻ là những loại thực phẩm dồi dào chất xơ như các loại rau củ quả, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt... Chúng đóng vai trò trong việc duy trì và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng, loại trừ các chất thải còn lại ra ngoài.
Thêm vào đó, cha mẹ nên khuyến khích bé uống nhiều nước. Việc cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể hằng ngày có thể giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển tới hệ tiêu hóa.
Bên cạnh việc điều trị y tế, để điều trị dứt điểm chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, bố mẹ cũng cần:
●Tập cho bé thói quen rửa tay trước và sau mỗi khi ăn uống. Đánh răng, súc miệng sạch sau khi ăn xong. Vì tay và miệng là nơi di chuyển vào cơ thể đủ thứ: vi khuẩn, giun sán… nên vệ sinh cho tay và miệng cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
●Tẩy giun 6 tháng/lần (với trẻ trên 2 tuổi): Tác hại của giun là hút dưỡng chất làm người bệnh suy nhược. Độc tố của giun cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng.
●Ăn nhiều rau xanh để đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể giúp ngăn ngừa táo bón.
●Bổ sung men tiêu hóa và men sinh hóa từ các loại hoa quả như: Bơ, đu đủ, dứa chín…
Song song với việc điều trị căn nguyên gây rối loạn tiêu hóa thì việc bổ sung thêm lợi khuẩn cũng là một trong những phương pháp rất cần thiết. Khi bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp cho chất nhầy trong dạ dày được tăng lên, lớp tế bào biểu mô cũng được sản sinh. Lợi khuẩn còn giúp tiêu thụ hết các sản phẩm tiêu hóa dư thừa trong ống tiêu hóa, từ đó giúp vận động của hệ tiêu hóa quay trở về bình thường.