Căng thẳng khi mang thai là tình trạng thường thấy ở thai kỳ. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này. Nếu không biết cách điều trị nhanh chóng hệ quả sẽ không mong muốn. Vì thế, các bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân khiến phụ nữ bị stress khi mang bầu, dấu hiệu stress, hệ quả ra sao và cách khắc phục stress cho bà bầu như thế nào! Cùng xem qua bài viết dưới đây nhé!
Mang thai là giai đoạn bà bầu có nhiều sự thay đổi lớn cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi của các hoocmon trong cơ thể. Bên cạnh đó bà bầu thường xuyên rơi vào tình trạng lo âu, suy nghĩ nhiều về chuyện gia đình, công việc, xã hội hoặc các vấn đề kinh tế tài chính, làm thế nào để đủ tiền nuôi con, làm sao để em bé mạnh khỏe hay khi sinh em bé phải chuẩn bị những gì ... Sự băn khoăn này là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng cho mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ.
2.1. Cảm xúc bị thay đổi
Khi mang thai, bà bầu trở nên nhạy cảm, tâm trạng thay đổi thất thường. Mỗi khi đứng trước bất kỳ việc khó khăn hay vấn đề nào đó họ thường cảm thấy bất lực và không thể tìm ra biện pháp giải quyết thậm chí họ còn tự cho rằng bản thân mình rất vô dụng. Do đó, tâm trạng họ luôn chán nản và rất mệt mỏi.
Ngoài ra, người đang căng thẳng thường không kiểm soát được cảm xúc, lo lắng, giận dỗi, và thường xuyên rơi nước mắt. Stress quá lâu sẽ khiến bà bầu bị trầm cảm.
2.2. Thay đổi trong cơ thể
Không chỉ riêng bà bầu mà đa số những người bị stress cơ thể sẽ luôn trong trạng thái ủ rũ, không có năng lượng và sức sống. Họ thường xuyên gặp chứng đau đầu và gặp 1 số triệu chứng khác.
2.3. Thay đổi lối sống
Thói quen và lối sống của phụ nữ mang thai bị khủng hoảng tâm lý cũng thay đổi. Một số thai phụ chán ăn, nhạt miệng nhưng cũng có những trường hợp ăn nhiều hơn, có thai phụ mất ngủ khó ngủ. Vì thế nên họ thường hay bị quên, trí nhớ giảm sút, mất tập trung, khó đưa ra được bất kỳ quyết định nào.
Đặc biệt, những người bị khủng hoảng tâm lý thường hay ở trong thế giới riêng của bản thân, không muốn chia sẻ với bất kỳ ai hoặc cảm thấy mọi người xung quanh không hiểu và cảm thông cho mình. Họ chán nản và không thích tham gia vào những hoạt động vui chơi giải trí, những chỗ tập trung đông người.
Bà bầu bị khủng hoảng tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:
3.1. Ảnh hưởng đến não bộ
Nếu bà bầu bị stress thì cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều hoocmon căng thẳng đồng thời thải ra một số loại độc tố. Chúng gây hại trực tiếp đến em bé, làm thay đổi cấu trúc cơ bản não bộ của thai nhi.
3.2. Thai nhi bị nhẹ cân
Bé bị nhẹ cân nếu trong thai kỳ mẹ bị khủng hoảng tâm lý. Tâm lý ổn định, chế độ ăn uống không đủ chất cùng với chế độ nghỉ ngơi không khoa học chắc chắn bé sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ mẹ. Nhiều bé sinh ra có cân nặng khoảng 2kg thôi khi mẹ bị căng thẳng quá lâu. Điều này khiến cha mẹ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc con sau này.
3.3. Rối loạn giấc ngủ
Stress căng thẳng lo âu quá lâu khiến bà bầu mất ngủ, kiệt sức. Tâm trạng của mẹ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và thời gian của bé. Nghiêm trọng hơn, bé yêu của bạn sau khi chào đời cũng sẽ mắc phải hội chứng rối loạn giấc ngủ trong những năm đầu đời.
Các chuyên gia đã từng nghiên cứu và đưa ra kết quả những đứa trẻ có mẹ bị stress khi mang thai thường gặp vấn đề về giấc ngủ ở lúc 18 và 30 tháng tuổi. Lý do là vì cortisol truyền qua nhau thai, tác động đến vùng não ổn định nhịp sinh học của bé! Nếu không kịp thời chữa trị tình trạng này để lâu rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí thông minh của con.
3.4. Rối loạn hành vi
Theo trang MomJunction - 1 trang báo nổi tiếng trong lĩnh vực mẹ và trẻ cho hay, ngoài việc giấc ngủ bị rối loạn thì những đứa trẻ còn có khả năng gặp chứng rối loạn hành vi nếu trong giai đoạn thai kỳ mẹ thường xuyên bị áp lực, căng thẳng. Sau này các bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người, hoặc không thể hòa đồng với mọi người thậm chí là bị tự kỷ.
Ngoài ra phụ nữ bị khủng hoảng tâm lý có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Nhiều nghiên cứu kết luận rằng, khả năng nhiễm trùng và rối loạn tâm lý ở trẻ là rất cao khi ở trong bụng mẹ. Đồng thời, sau khi chào đời bé dễ gặp phải 1 số bệnh liên quan đến mắt, tai, hệ tiêu hóa, đa, xương khớp, tuần hoàn và các bệnh về cơ quan sinh dục. Trẻ sẽ dễ mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng. Đặc biệt, nếu chị em trong thai kỳ bị stress mà còn dùng thuốc lá nữa thì trẻ còn có thể mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD nữa!
Elysia Davis - Tiến sĩ tâm lý học đến từ trường đại học Denver của Mỹ cho biết các bé sau này còn dễ bị stress, sợ hãi và lo lắng. Điển hình như trường hợp lấy máu của trẻ sơ sinh. Bạn có thể nhìn rất rõ rằng bác sĩ chỉ cần chạm nhẹ mũi tiêm là bé hoảng hốt và khóc thét lên.
Không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà mẹ sẽ là cũng trực tiếp chịu tác động nếu thường xuyên stress trong thai kỳ. Hệ quả cũng vô cùng nguy hiểm.
4.1. Có nguy cơ sảy thai hoặc sảy thai
Ở những tuần thai đầu nếu bà bầu bị khủng hoảng tâm lý liên tục sẽ gây ra hiện dọa sảy thai trầm trọng hơn là sảy thai vì nó kích thích cơ thể tiết ra 1 loại hormone trong máu tăng nguy cơ sảy thai cao hơn. Thực tế, từ rất lâu, cảng thẳng và stress được cho là một trong các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sảy thai sớm. Theo ước tính cứ khoảng 10-20% trường hợp sảy thai đều là những bà bầu bị stress trong thai kỳ.
4.2 Dễ bị sinh non
Căng thẳng quá lâu trong giai đoạn thai kỳ còn khiến mẹ phải sinh non nữa. Em bé sẽ chào đời trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Con sinh ra sẽ bị nhẹ cân và phát triển không nhanh như những đứa trẻ sinh đủ ngày. Đồng thời, bé trở nên nhạy cảm, dễ mắc 1 số bệnh vì sức đề kháng còn rất yếu.
4.3. Nhịp tim tăng
Khi có thai, nhịp tim thai tăng thêm từ tuần thứ 10. Và đến giai đoạn cuối, nhịp tim tăng nhanh hơn trước khoảng 10 nhịp. Thông thường nhịp tim của chị em có bầu dao động ở mức 100 lần/60 giây.
Những với những bà bầu đang bị stress sẽ dễ bị kích động, cảm xúc bị ức chế sẽ dẫn đến nhịp tim tăng nhanh hơn bình thường. Chị em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thở sâu. Điều này không tốt cho cả mẹ và thai nhi!
4.3. Tiền sản giật
Ngoài nhịp tim tăng nhanh thì huyết áp thai phụ bị stress khi mang thai cũng sẽ cao. Điều này sẽ khiến bà bầu dễ mắc hội chứng nhiễm độc thai, tiền sản giật, sản giật. Những hội chứng này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
4.4. Trầm cảm
Căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, suy nghĩ nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Hệ quả của loại bệnh này nguy hiểm như thế nào chắc hẳn mọi người cũng không còn xa lạ. Ngoài ảnh hưởng đến bà bầu thì trầm cảm còn ảnh hưởng đến thai nhi như sẩy thai, sinh sớm, con nhẹ cân, thai nhi không phát triển và bị dị tật. Sau sinh nhiều bé sẽ bị chậm nói, rối loạn hành vi và mắc bệnh tự kỷ.
Đối với sản phụ bị trầm cảm nếu không được chăm sóc, quan tâm kịp thời có thể có những thói quen tiêu cực như dùng rượu bia, hút thuốc, sử dụng chất kích thích, phá thai và hơn hết là tự tử nếu tình trạng nghiêm trọng.
5.1. Sắp xếp thời gian thư giãn
Giai đoạn mang thai, bà bầu nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không được làm việc nặng nhọc sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi. Khi mẹ stress quá nhiều, nặng hơn sẽ gây ra tình trạng thai nhi bị dị tật. Khi làm việc, hãy chọn nơi rộng rãi, thoáng mát để đầu óc luôn được tỉnh táo, tránh nghĩ ngợi nhiều và giảm tối đa công việc cần thiết. Hạn chế quá tải công việc, hãy để chồng cùng chia sẻ với mình.
>>>Tham khảo: Mua sữa cho bà bầu loại nào tốt và dễ uống không ngán
5.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
- Uống nhiều nước giúp giảm căng thẳng
Cơ thể bị mất nước nhiều dễ rơi vào trạng thái stress tột độ vì vậy hãy bổ sung đủ lượng nước cần thiết trong ngày. Việc uống đủ nước trong ngày giúp cơ thể thoải mái, chống lại được nhiều bệnh tật và tình trạng stress trong công việc.
- Sử dụng vitamin
Hãy bổ sung thêm các loại sữa và bổ sung vitamin cho bà bầu, tích cực uống nước cam, nước dâu nữa! Khi thời tiết oi bức hay những lúc stress, chị em nên uống 1 ly nước cam, nước dâu sẽ giải tỏa được mọi mệt mỏi trong cơ thể.
Bên cạnh đó, cam và dâu rất giàu vitamin C rất tốt cho phụ nữ mang thai. Những lúc căng thẳng, thời tiết nóng nực, mẹ bầu hãy uống 1 ly nước cam hoặc dâu để giải tỏa cơ thể sau thời gian hoạt động mệt mỏi. Cam, dâu còn có tác dụng làm đẹp da, vị chua ngọt giúp đánh tan mệt mỏi hiệu quả.
- Ăn quả óc chó
Quả óc chó giàu axit béo omega-3 được đánh giá là loại quá rất tốt cho sức khỏe của bà bầu. Omega-3 giúp cho hệ thần kinh của mẹ luôn ổn định và có thể hoạt động tốt. Nếu lượng axit béo trên não bộ bị thiếu mẹ bầu sẽ cảm thấy tâm trạng mệt mỏi, lo lắng khiến công việc không được như ý muốn. Quả này còn có tác dụng an thai, điều hòa cơ thể mẹ giúp thai nhi phát triển ổn định tránh được nhiều bệnh tật. Khi mang thai mẹ bầu nên nhớ không quên loại quả này.
- Ăn sữa chua
Đa phần bà bầu ai cũng thích ăn sữa chua, không chỉ chứa các loại lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ đồng thời cũng bổ sung cho bà bầu lượng protein duy trì cảm giác thoải mái, giúp mẹ luôn cảm thấy vui vẻ, năng động và tràn đầy sức sống.
>>>Tin liên quan: Những vấn đề cần lưu ý khi bổ sung canxi cho thai phụ
5.3. Tập yoga cho bà bầu
Sau 1 ngày làm việc mệt mỏi chị em nên thư giãn đầu óc, cơ thể bằng việc tham gia các lớp yoga dành riêng cho mẹ bầu. Ở đây các mẹ sẽ được thư giãn với những bài tập yoga dành cho phụ nữ mang thai giúp cơ thể luôn được thoải mái, tinh thần tươi trẻ. Hoặc mẹ cũng có thể áp dụng các động tác thể dục cho bà bầu.
5.4. Đi lại đâu đó khi căng thẳng
Khi bị stress, cách tốt nhất là mẹ bầu nên đứng lên và đi lại xung quanh phòng, tránh ngồi một chỗ sẽ khiến mẹ thêm căng thẳng và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
5.5. Nói chuyện và chia sẻ với chồng
Phụ nữ mang thai ai cũng muốn được “nửa kia” quan tâm và chăm sóc chu đáo. Không gì tuyệt vời hơn là được chồng chăm sóc, lo lắng khi mệt mỏi đặc biệt là khi mang thai. Và sẽ rất hạnh phúc nếu được chồng nấu cho một món gì đó mỗi khi trở về nhà sau giờ làm việc căng thẳng.
Tâm lý hơn, các chồng có thể dẫn vợ đi massage dành cho bà bầu giúp hỗ trợ giảm căng thẳng trong thai kỳ, ổn định tinh thần, thư giãn nhẹ nhàng, tốt cho sức khỏe cả 2 mẹ con. Ai cũng muốn nhận được sự quan tâm, lo lắng và phụ nữ mang thai thì lại càng cần điều này!
5.6. Thư giãn và liệu pháp bổ sung
Mát-xa trong khi mang thai là phương pháp giảm stress hiệu quả. Nếu dùng dầu thơm hay tinh dầu, thì lưu ý về tính an toàn của nó với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Tinh dầu an toàn dùng sau 20 tuần thai gồm tinh dầu oải hương, tinh dầu cam quýt, tinh dầu hoa ylang ylang nhưng cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Suy ngẫm và tưởng tượng cũng là một cách hữu ích. Suy ngẫm là cách thư giãn bằng việc tập trung tinh thần và tưởng tượng tích cực là kỹ thuật giải tỏa lo lắng bằng cách hình dung những hình ảnh êm dịu, dễ chịu. Hãy tham khảo các cuốn sách dạy kỹ thuật thư giãn và chọn 1 thời điểm nào đó yên tĩnh rồi thực hiện trong vòng nửa tiếng.
5.7. Chuẩn bị trước khi vượt cạn
Bạn thấy lo sợ về chuyển dạ và mình có chịu nổi các cơn đau. Tìm hiểu về kỹ thuật sinh con cũng những tác động của cảm xúc và cơ thể thông qua lớp học tiền sản, sách, tạp chí…. Những thông tin này sẽ giúp bạn tự tin và kiểm soát bản thân tốt hơn. Cũng nên hỏi thăm phòng sinh ở bệnh viện để tự tin hơn.
Đối với 1 số chị em, nỗi sợ sinh mổ lớn hơn cả sinh thường và được gọi là hội chứng “tokophobia” và nó không phổ biến. Nếu gặp sự lo lắng này, hãy trao đổi với bác sĩ. Nghiên cứu cho thấy việc trao đổi sẽ giúp thai phụ có thái độ đúng đắn và có lựa chọn phù hợp nhất.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tình trạng stress khi mang thai để có biện pháp hạn chế và điều trị kịp thời tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.
>>>Nguồn tham khảo: https://suanaotot.com/stress-khi-mang-thai-nguyen-nhan-hau-qua-va-cach-ung-pho.html
>>>Xem thêm:
http://aesopstoryengine.com/users/reviewsua/
https://www.crokes.com/reviewsua/profile/